Part III: Chọn màu nước theo thành phần pigment

banner3
Các phần trước:
PART I: Chọn mua màu theo grade và trình độ
PART II: Chọn mua màu theo hãng

Part III: CHỌN MUA MÀU THEO THÀNH PHẦN PIGMENT

Nếu bạn nghiêm túc muốn nhập môn màu nước theo phong cách chuyên nghiệp thì phải dừng theo đuổi màu sắc mà chỉ nhìn vào quảng cáo bên ngoài của các hãng màu, thay vào đó phải tham khảo cách chọn lấy 1 bảng màu cơ bản thông qua tra cứu thành phần pigment của màu. Theo tiêu chí chọn màu chuyên nghiệp hơn thì các màu cơ bản sẽ nên lấy theo pigment được dùng trong màu chứ không phải sắc độ bên ngoài hay tên màu. Pigment sẽ quyết định màu sắc, khả năng loang và độ trong của màu và độ tươi khi pha màu. Màu tốt nhất sẽ là các màu single pigment (chỉ sử dụng 1 pigment). Dưới đây là 1 ví dụ cho cách chọn 3 màu cơ bản vàng, đỏ, xanh trong bộ 108 màu của Holbein Artists’ Watercolor:

IMG_6090

– Với màu vàng tươi, pigment được recommend là PY154 có trong màu Imidazolone Yellow, code W050, series B.

– Với màu đỏ tươi, pigment được recommend là PR108 có trong tất cả các màu đỏ Holbein code từ W014 cho tới W018, thuộc series E hoặc F. Sắc độ neutral không có ánh cam/tím nhất thì có thể là Cadmium Red Deep.

– Với màu xanh, pigment được recommend là PB29/PB15:3/PB35/PG7/PG36 có trong các màu: Cerulean Blue code W092 – series A; Ultramarine Light hoặc Deep code W093/W094 – series A

Những màu sắc như  được recommend ở trên đều có những sắc độ thuần xanh/đỏ/vàng rất đẹp, tuy nhiên qua thử nghiệm thì mình thấy rằng không phải cứ màu single pigment trong nhóm đc recommend sẽ pha ra những màu secondary thuần khiết. Nếu bạn muốn tập pha màu từ các màu cơ bản, giả sử như pha tím từ xanh và đỏ thì một ví dụ cho combo xanh+đỏ bạn có thể sử dụng lại là Vermilion (series F – single pigment PR108) + Cobalt Blue (series D single pigment PB28), etc. Thêm nữa, các nhà sản xuất thường có thói quen không hoàn toàn trung thực với số và lượng pigment được sử dụng trong sản phẩm của họ. Có rất nhiều bài test để chứng minh liệu một màu được quảng cáo là single pigment có thực chất được như vậy không, một trong những cách đó chỉ đơn giản là bóp ít màu với 1 lượng nước nhất định vào pan sứ (không mix) rồi quan sát sắc tố của lớp màu loang ra sau một đêm.

mixingpurple

Các sắc độ tím-chàm rất tươi mix được từ 2 màu của Holbein Artists’

Vì tiêu chí chọn màu như trên khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức và đầu tư kinh tế lại có nhiều điểm đối nghịch/khó thỏa mãn sở thích và quan niệm thẩm mỹ của đa số họa sĩ trẻ nên hiện tại mình xin phép chưa đi sâu vào mảng này. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn có thể tham khảo các bài viết cực kỳ chi tiết của handprint.com, hoặc inbox cho shop tại facebook/hinoart để được tư vấn thêm.

 

 

 

6 thoughts on “Part III: Chọn màu nước theo thành phần pigment

  1. Pingback: Part II: Chọn mua màu theo hãng | HIN&CO.

  2. Pingback: Part I: Mua màu theo grade và trình độ | HIN&CO.

  3. Pingback: Màu pocket các set by Hinoart | HIN&CO.

  4. Pingback: Tổng hợp series [HƯớng dẫn chọn mua màu nước] by HinoArt | HIN&CO.

  5. Tuy là chỉ hiểu sơ sơ bài này nhưng cám ơn quá nhèo khi shop viết nó ra. 2 bài trước rất kì công nhưng đối với mấy bạn có ý định theo vẽ nghiêm túc thì chắc bài này có ích nhiều nhất để bắt đầu ❤️

    Chỉ đọc thôi mà muốn ngộp với lượng thông tin trong các bài chứ nói chi là tìm tài liệu và soạn thảo. Cám ơn rất nhiều luôn, các bạn vất vả rồi 😘😘😘😘

    • Cám ơn bạn đã đọc và phản hồi ❤ Bài viết này của mình hết sức nhỏ nhoi so với lượng kiến thức khổng lồ được đúc kết qua nhiều năm và chia sẻ tại handprint.com mà thôi. Nhờ biết tới những trang blog như thế mà mình không bị 'chán' sau 5-7 năm mày mò màu nước nữa, vì học thêm rồi mới biết là mình mới đang ở ngưỡng cửa học màu nước thôi – còn biết bao nhiêu điều chưa biết và chưa được trải nghiệm nữa ❤

Leave a comment